Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi
ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi
loại hình công ty, qui mô lớn đến qui mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị
trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng
những việc phải làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về
quản lý chất lượng có hiệu quả.
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát
một tổ chức về chất lượng.
Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách,
mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Các nguyên tắc của quản lý chất lượng
Nguyên tắc 1. Định hướng bởi khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu
cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn
đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2. Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của
doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh
nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được cắc mục tiêu của
doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia
đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh
nghiệp.
Nguyên tắc 4. Quan điểm quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt
động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Tính hệ thống
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan
lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6. Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh
nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất,
doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.
Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn
có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với
người cung ứng
Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ
cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
Một số phương pháp quản lý chất lượng
1. Kiểm tra chất
lượng
Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui
định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và
loại ra bất cứ một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay qui cách kỹ
thuật.
2. Kiểm soát chất
lượng
Khái niệm Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) ra đời.
Để kiểm soát chất lượng, công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa
sản xuất ra sản phẩm khuyết tật.
3. Kiểm soát Chất lượng toàn diện
Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản
xuất và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thỏa
mãn người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó đòi hỏi không chỉ
áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản
xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát
triển, thiết kế và mua hàng, mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra
sau đó, như đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ
sau khi bán hàng. Phương thức quản lý này được gọi là Kiểm soát Chất lượng
Toàn diện.
Thuật ngữ Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total
quality Control - TQC) được Feigenbaum định nghĩa như sau:
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá
các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau
vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và
dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thảo mãn hoàn toàn
khách hàng.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty
vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này
sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu
khách hàng.
4. Quản lý chất lượng
toàn diện
Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần
nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, như hệ thống "vừa đúng lúc"
(Just-in-time), đã là cơ sở cho lý thuyết Quản lý chất lượng toàn diện
(TQM). Quản lý chất lượng toàn diện được nảy sinh từ các nước phương Tây với
lên tuổi của Deming, Juran, Crosby.
TQM được định nghĩa là Một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng
vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự
thành công dài hạn thông qua sự thảo mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành
viên của công ty đó và của xã hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở
mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản
lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác
quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự
tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã
đặt ra.
Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại
các công ty có thể được tóm tắt như sau:
- Chất lượng định hướng bởi khách hàng.
- Vai trò lãnh đạo trong công ty.
- Cải tiến chất lượng liên tục.
- Tính nhất thể, hệ thống.
- Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viện.
- Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê, vừa đúng
lúc,...
Về thực chất, TQC, TQM hay CWQC (Kiểm soát chất lượng toàn công ty, rất phổ
biến tại Nhật Bản) chỉ là những tên gọi khác nhau của một hình thái quản lý
chất lượng. Trong những năm gần đây, xu thế chung của các nhà quản lý chất
lượng trên thế giới là dùng thuật ngữ TQM.
Hãy tham thảo Các Khóa Học Quản Lý Chất Lượng do các Giảng viên
chuyên nghiệp tại Học Viện Đào Tạo Masterskills giảng dạy.
Bạn
đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp?
Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu
cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý
doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây.
|